Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

LẠI GẠN HỎI CÁI TÂM


LẠI GẠN HỎI CÁI TÂM Phật bảo: A Nan! Ông muốn...
Bĩ Cực Thái Lai9:01am Apr 26
LẠI GẠN HỎI CÁI TÂM

Phật bảo: A Nan! Ông muốn biết đường tu Xa ma tha để ra khỏi sống chết, ông hãy trả lời tôi.

Phật liền đưa cánh tay co năm ngón bảo A Nan rằng: Ông có thấy gì không?

Ông A Nan thưa: Tôi thấy Như Lai đưa cánh tay và co ngón tay lại thành cái nắm tay, nó phản ánh tác động vào tâm và con mắt của tôi. Tôi và đại chúng đều do con mắt mà thấy.

Phật bảo: A Nan! Ông trả lời với tôi: Rằng: Như Lai co ngón tay làm thành nắm tay, phản ánh tác động vào tâm và con mắt của ông. Con mắt của ông thì thấy việc đó tất nhiên. Còn ông lấy cái gì làm tâm để nhận biết cái nắm tay tôi?

- Bạch Thế Tôn: Như Lai gạn hỏi tâm tôi, tôi dùng tâm suy nghĩ để trả lời Phật, thì rõ là cái suy nghĩ ấy là tâm tôi vậy.

TÂM THÌ PHẢI CÓ THỂ TÁNH, KHÔNG THỂ TÁNH KHÔNG PHẢI LÀ TÂM

Phật bảo: Sai rồi! A Nan! Cái suy nghĩ ấy không phải là tâm của ông.

Trong dáng vẻ kinh ngạc, ông A Nan đứng dậy chấp tay thưa:

- Bạch Thế Tôn! Cái suy nghĩ ấy không phải tâm tôi thì gọi nó là cái gì?

Phật bảo: Đó là cái tưởng tượng tướng hư vọng của tiền trần. Chính cái đó làm mê lầm chân tánh của ông. Từ vô thỉ đến nay, ông nhận tên giặc ấy làm con, bỏ mất tâm tánh bản lai thường trú, nên phải chịu luân hồi.

Ông A Nan thưa: Tôi là em của Phật, vì tâm yêu thương Phật nên mới xuất gia. Tôi cúng dường chư Phật mười phương, phụng sự thiện tri thức, phát tâm đại dũng mãnh, làm tất cả pháp sự khó làm, đều dùng cái tâm ấy. Giả sử có hủy báng Phật pháp, đoạn diệt thiện căn, bất tin tam bảo cũng đều dùng đến cái tâm ấy. Nay Phật phát minh cái suy nghĩ đó không phải là tâm, thì tôi thành ra không có tâm, như gỗ, như đất. Bởi vì, ngoài cái suy nghĩ nhận biết ấy ra, tôi không còn có gì nữa! Sao Như Lai lại bảo cái đó không phải là tâm? Tôi kinh sợ quá! Và cả đại chúng nầy không ai là không hoang mang dao động! Xin Phật rủ lòng từ chỉ dạy cho chúng tôi những điều chưa liễu ngộ?

Bấy giờ Thế Tôn rời sư tử tòa, xoa đầu ông A Nan và bảo:

- Nầy A Nan! Như Lai thường nói: Các pháp sanh ra duy tâm biến hiện. Tâm là cái thể của tất cả thế giới vi trần, của mọi nguyên nhân và kết quả…

A Nan! Tất cả hiện tượng có trong thế giới, lớn như biển cả, núi cao, nhỏ như lá cây ngọn cỏ… gạn xét căn nguyên đều có thể tánh. Cả đến hư không cũng còn có tên và dáng mạo; huống chi cái tâm sáng suốt nhiệm mầu thanh tịnh, thể tánh của sự vật mà tự mình không có thể tánh sao?

Nếu ông quả quyết cho cái tính hay biết, cái suy nghĩ phân biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy rời sắc, thanh, hương, vị, xúc ra, nó phải còn tính độc lập riêng của nó tồn tại. Hiện giờ ông đang nghe tôi nói pháp, đó là nhân tiếng mà có phân biệt. Nếu không tiếng thì sự phân biệt của ông không còn. Giả sử diệt hết cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết, chỉ nắm giữ cái u nhàn lặng lẽ bên trong, thì đó cũng là sự phân biệt bóng dáng pháp trần mà thôi.

A Nan! Chẳng phải tôi bảo ông phủ nhận cái tính tư duy phân biệt ấy không phải là tâm, nhưng ông phải chín chắn suy nghĩ: Rời tiền trần mà vẫn có cái biết, thì đó mới thật là tâm của ông. Còn nếu tính biết rời tiền trần không còn tự thể, thì nó chỉ là sự phân biệt bóng dáng tiền trần. Tiền trần không phải thường còn, khi thay đổi diệt mất đi rồi, thì cái tâm nương tiền trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ. Thế thì pháp thân của ông cũng thành đoạn diệt, còn gì mà tu chứng vô sanh pháp nhẫn!

(trích kinh Thủ Lăng NGhiêm)
View Post on Facebook · Edit Email Settings · R

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

NGÀY CÒN NỢ ĐÊM


    NGÀY CÒN NỢ ĐÊM

Ngày còn nợ đêm một giấc mơ
Nợ trăng vay gió bữa tình cờ
Nợ nhau âm vọng lời tha thiết
Còn nữa vầng trăng lạc bơ vơ.

Anh còn nợ em những nụ cười
Bờ thưa ngào ngọt nắng hồng tươi
Nợ xuân ánh mắt chiều tha thướt
Còn mãi vần thơ rộn ràng vui.

Này em, mưa nắng nợ ai không?
Và nợ nhiều thêm những chất chồng
Dâu biển cuộc đời nhiều vay mượn
Vui buồn trang trải nợ long đong !

Hoa Cát 



Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

TỌA THIỀN NIỆM PHẬT


TỌA THIỀN NIỆM PHẬT Written by Hân Tịnh Tỷ...
Minh Đạt6 tháng 4 9:42 sáng
TỌA THIỀN NIỆM PHẬT

Written by Hân Tịnh Tỷ kheo Thích Trí Tịnh
Monday, 04 January 2010 23:33

Trong bài tựa Phạm Võng, Bồ tát giới có dạy rằng:
Sắc trẻ không dừng, dường như ngựa chạy
Mạng người vô thường, mau hơn nước dốc.
Ngày nay dầu còn, khó bảo đảm ngày mai.
Đại chúng! mỗi người nên nhứt tâm cần cầu tinh tấn: Chớ biến nhát trễ lười, phóng túng ngủ nghỉ; ban đêm phải nhiếp tâm niệm Phật tham thiền, chớ để thời gian luống qua vô ích mà sau nầy phải ăn năn…”Nhưng phàm muốn làm việc ǵ cho được lợi ích, chúng ta cần phải “biết làm”; ở đây muốn y chỉ lời dạy: “nhiếp tâm niệm Phật, tham thiền”, niệm Phật tham thiền”, lẽ tất nhiên chúng ta phải biết làm sao để “nhiếp tâm”, niệm Phật, tham thiền cho trúng cách đúng phương pháp, tức là biết cách “tọa thiền niệm Phật”. Văy trước khi học về phần thật hành, chúng ta nên hiểu sơ qua về mục đích của phương pháp Tọa thiền.

A) Mục-đích của phương-pháp tọa-Thiền
Tọa thiền là một phương pháp rất thông dụng chẳng những trong đạo Phật mà ở ngoài đạo cũng vẫn có từ xưa.
Tọa thiền nghĩa là ngồi để tham cứu một vấn đề ǵi. Thế nên tọa thiền không phải là một phương pháp chứng quả thành đạo, mà là một trong vô lượng phương tiện giúp cho thân được an, để cho tâm không loạn và được chánh niệm chánh quán. Ngoại đạo chỉ chú trọng nơi thân mà không để y đến tâm, trong khi thật ra, tâm mới là phần chánh, đáng chú trọng hơn cả.

B) Phương-pháp Tọa-Thiền
Dưới đây là phần thực hành mà ngài Hòa Thượng Vạn Đức dạy với tất cả sự kinh nghiệm mà ngái đă thâu hoạch từ nhiều năm. Phần nầy chia làm ba: 1. Điều-thân Thân lúc nào cũng làm duyên trợ cho Tâm, thế cho nên nếu thân có những cữ động thô thiển, khí lực sôi nổi, và lẽ tất nhiên tâm ư sẽ phù động, do đó khó mà nhập định được. Cho nên trước khi Tọa thiền, cần phải điều ḥa thân trước nhất. Vậy phải điều ḥa thân bằng cách nào:

a. Phải điều-dưỡng sự ăn uống.

Sự ăn uống đối với thân rất hệ trọng, v́ thường bệnh phát sanh do nơi sự ăn uống. Có những thực vật hạp với cơ thể người này lại không hạp với người kia và trái lại; dầu sao, không nên dùng những thứ có dầu mỡ nhiều, tránh những chất hăng, kích thích thần kinh như café đậm, rượu, trà đăm, thuốc hút v.v… mà chỉ nên dùng những món ăn sơ sài trong sạch.
Trước giờ tọa thiền, không nên ăn quá no mà chỉ ăn vừa đủ, v́ nếu ăn quá no sẽ làm mệt dạ dày, ngồi không yên ổn. Không ăn chiều lẽ tất nhiên là thích hợp đặc biệt với việc tọa thiền niệm Phật

b) Y-phục

Trước khi tọa thiền phải tắm rửa cho thân thể được sạch sẽ để tránh khỏi sự ngứa ngẩm trong ḿnh.
Sau đó, tiết lạnh th́ mặc áo ấm, trời nóng th́ dùng y phục mỏng mảnh rộng rải và sạch sẽ.
Đai lưng (lưng quần) lúc nào cũng phải nới rộng ra.

Những điều trên đây giúp cho sự hô hấp dễ dàng và không bị lay chuyển v́ thời tiết.

c) Giữ thân cho được ngay thẳng và vững vàng
(Nghĩa là làm thế nào mà khi quên nó, nó không nghiên ngă hay lay động). Muốn được như vậy, chỉ có cách duy nhất là ngồi, ví đi, đứng hay nằm không thể đạt được hai mục đích vừa nói trên.
Nhưng nếu ngồi mà tḥong hai chân xuống, thí khi quên, thân lại không vững; hơn nữa lúc ở trong nhà, thất, có bàn ghế giường v.v…th́ không nói chi, nhưng khi ra ngoài vườn tược đồng ruộng hay đến núi rừng để tọa thiền, khó tím ra chỗ ngồi có thể tḥong chân xuống được dễ dàng .
Thế nên chỉ có cách rút chơn xếp bằng lại là giúp cho chúng ta ngồi ngay thẳng và vững vàng mà thôi.

d) Cách ngồi
Có nhiều cách ngồi mà hành giả cần phải chọn lựa cho thích hợp với mình
Chơn.

1. Toàn già (cũng gọi là kiết già hay Kim Cang tọa)
Gát bàn chân trái lên đùi bên mặt, gát bàn chân mặt lên đùi bên trái, got hai bàn chân đều phải sát vào bụng.
2. Bán dà, có hai cách:
- Hàng ma tọa: gát bàn chân mặt trên đùi bên trái (như ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát) – Kiết tường tọa: gát bàn chân trái lên đùi bên mặt (như ngài Phổ Hiền Bồ tát).
-Trong ba cách ngồi , khi ngồi phải tập cho hai gối đồng sát xuống chiếu như nhau, hai mông cũng chịu đều như nhau th́ mạch máu không bị cấn tất không bị tê, cũng không nên dùng nệm quá dầy. Một điều nên để ư, là thường thường lúc ban sơ, khi vừa ngồi kiết già hay nghe một chân nặng một chân nhẹ. Để sửa chữa vào khuyết điểm đó, chỉ có cách là dùng hai tay chống xuống chỗ ngồi để nâng toàn thể thân lên và hạ bên chân hay mông nhẹ xuống trước, bên nặng xuống sau, đôi ba lần th́ hai chân hoặc hai mông sẽ đều, không con cảm tưởng nặng nhẹ nữa.
Tay .
Hai bàn tay để ngửa, bàn tay mặt th́ đặt lên trên bàn tay trái, vừa sát bụng và để nhẹ trên hai bàn chân, hai đầu ngón tay cái đâu lại(Tam muội ấn).
Phương pháp để bàn tay như vậy, theo Cổ Đức nói, làm cho điện lực trong thân lưu thông đều đặn, không biến thoát ra ngoài và giúp cho tâm dễ an ổn.
Lưng —Tay chơn đều đâu vào đó rồi, phải lay chuyển thân thể độ ba bốn lần cho nó được ung dung và phải giữ xương sống cho ngay thẳng, chẳng khác nào một cây cột đối với cái nhà. Nếu cột xiêu thí nhà đổ vậy.
Đầu, cổ — Đầu và cổ cũng phải giữ cho ngay, nhưng không được ngước thẳng quá.
Mắt — Mắt hơi nhắm lại, để chỉ cọn thấy tướng trắng hay sáng sáng bên ngoài thôi; đừng mở hẳn sẽ tán loạn; mà cũng đụng nhắm hẳn sẽ bị hôn trầm.
Miệng — Miệng phải ngậm lại, chót lưỡi để trên chưn răng hàm trên, răng phải để cho thong thả, đùng cắn cứng lại, nhờ đó hơi thở sẻ nhẹ nhàng.
2. Điều Tức
Khi thân đă nghiêm chỉnh rồi, lúc bấy giờ hành giả mới bắt đầu thở ra nhẹ nhàng nhưng cho dài, tâm nghĩ tất cả ô trược trong thân đều tựu theo không khí mà ra ngoài hết .Đến khi hít vô, cũng phải nhẹ nhàng và cho dài, nghĩ bao nhiêu cái chi thanh tịnh ở bên ngoài đều vào trong hết.
Làm như vậy được hai ba lần hay đến năm bảy lần nếu cần, cho trong thân được khoan khoái.
Sau đó phải giữ hơi thở nhẹ nhàng thong thả, suông êm, dài ngắn cho quân b́nh.
Nên để ư, khi điều ḥa hơi thở hành giả thường gặp hai lỗi sau đây.
a) Phong tướng. Tức là hơi thở ra hít vào, nghe có tiếng gió, do ví thở quá mạnh.b) Suyển tướng, tức là tuy thở ra vào không nghe tiếng nhưng lại gấp rút hoặc rít sáp không thông.
Nếu khi ngồi tĩnh tọa mà thấy hai tướng trên đây, đó là triệu chứng tâm không được an định.
Nếu khéo điều nhiếp, dùng sổ tức thở ra hít vào thong thả, ít lâu sẽ thuần thục, tự nhiên hơi thở sẽ điều ḥa, huyết mạch được lưu thông, trong người sẽ được ung dung khoan khoái.
Thế nên điều ḥa hơi thở là một công phu rất hệ trọng đối với phép tịnh tọa.
3. Điều Tâm
Trước khi tọa thiền, hành giả có phát tâm trước, hoặc sổ tức, hoặc quán bất tịnh, hoặc niệm Phật v.v…
Nếu đă phát tâm niệm Phật, th́ hành giả phải nghĩ Ta bà ngũ trược, nhớp nhơ, là nguồn gốc của muôn ngàn thống khổ, nơi thân và hiện cảnh, phải làm thế nào thoát ly cho được, tức là phải yểm ly sanh tử nơi Ta bà mà cầu sanh về Cực Lạc.
Hành giả nhớ ngay đến cảnh Cực Lạc thuần vui không khổ, có đủ thắng duyên thắng cảnh trợ lực cho hành giả mau thành Phật quả quảng độ chúng sanh, — đến đức Phật A Mi Đà tướng hảo quang minh, lúc nào cũng duỗi ḷưng từ tiếp dẫn chúng sanh về Lạc Quốc.
Lúc bấy giờ hành giả khởi niệm câu dài : “Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi tiếp dẫn Đạo Sư A Mi Đà Phật “ rồi lần lần thâu ngắn lại c̣on sáu chữ “Nam mô A Mi Đà Phật” hay bốn chữ:“A Mi Đà Phật” lúc đầu niệm lớn, sau niệm thầm để nhiếp tâm cho nó an trụ vào đó. Khi niệm ra tiếng hoặc thầm, đều cần phải gắng cho tiếng nói nơi trong tâm chẩm răi, tâm tư nghe rơi từng tiếng từng chữ, tức là “Quán trí hiện tiền” nếu không, tâm sẽ tạp niệm (tán loạn) hay ngủ gục(hôn trầm).Nếu tán loạn, không rơ, lơ là, hay khi hôn trầm muốn đến hành giả phải cử tâm ngay bằng cách chú ư đến câu niệm Phật.
Có khi hành giả cố gắng kiền tâm, nhưng tâm vẫn chạy và nếu tâm vẫn chạy măi, th́i có cách phải niệm Phật và nghĩ ở đầu hai ngón tay cái, đầu hai ngón chơn cái hoặc nghĩ ở nơi cái rún mà niệm.
Làm như vậy thần kinh hệ sẽ hạ xuống, tức cái tâm sẽ hạ xuống mà bớt tán loạn.
Cọn nếu bị hôn trầm, th́i phải nghĩ ở đỉnh đầu hay ở trán mà niệm th́i sẽ hết, v́ới y chí phấn khởi.
Hoặc hành giả có thể niệm theo phương pháp“Thập niệm ky số” Thập niệm ky số” là khi niệm Phật, phải ghi nhớ rành rẽ từ một đến mười câu, hết mười câu liền trở lại một, cứ như thế xoay vần măi. Nhưng phải niệm trong ṿng mười câu mà thôi, không được hai mươi hoặc ba mươi câu, lại không được lần chuỗi v́a dùng tâm ghi nhớ. Có thể phân làm hai đoạn từ một đến năm, từ sáu đến mười. Hoặc c̣n thấy kém sức lại chia làm ba hơi, từ một đến ba, bốn đến sáu, bảy đến mười.
Cần để y: niệm nhớ và nghe phải ro ràng, vọng niệm mới không xen vào được.
Dùng phép này lâu sẽ được nhứt tâm.
Điều tâm là pháp môn tu chủ chánh. Nếu có sự biến chuyển nơi thân, không nên để ư đến, mà phải chuyên ǵn chánh niệm.
c) Phương pháp giải tọa (xả thiền)
Khi xả thiền, hành giả làm ngược lại tất cả, nghĩa là trước hết phải xả nơi tâm, kế xả nơi tức và sau cùng mới xả thân.
1.Xả Tâm. – Hành giả phải nhớ lại coi hiện giờ ḿnh ngồi chổ nào , nảy giờ ḿinh làm ǵì, nhớ coi ḿinh có bị tán loạn hay hôn trầm không, và mặc dầu có hay không, cũng vẫn hồi hướng công đức về tây phương để trang nghiêm Tịnh độ.
2.Xả Tức. – Sau khi xả tâm xong, hành giả mở miệng thở ra vài hơi thật dài để cho khí nóng trong người giảm bớt và để hồi phục lại trạng thái bính thường như trước khi tỉnh tọa.
3. Xả Thân. – Tâm, tức điều xả xong, lúc bấy giờ hành giả se sẽ rao động nơi lưng và cổ, khi mạch lạc chạy đều, từ từ duổi hai tay ra, lấy hai bàn tay xoa nhè nhẹ với nhau, rồi xoa lên mắt, kế từ từ mở mắt. Sau đó uốn lưỡi một vài lần và nuốt chút nước miếng.
Tay và mắt xả xong, đến lượt xả hai chân. Trước hết phải lấy hai tay xoa hai bắp vế, rồi tháo lần lần hai chân ra, thoa hai bắp chuối và hai bàn chân. Khi nghe hai bàn chân nóng hết rồi, hành giả chuyển động nhè nhẹ toàn thân rồi đứng dậy, đi tới đi lui.

D) Những điều cần để tọa thiền có kết quả Hôn trầm, là một chướng trong việc tu thiền, thế nên thân phải bớt ngủ nghỉ. Phật dạy đầu hôm cuối đêm thi tham thiền, nửa đêm thí tụng kinh để tự tiêu tức, nhưng nếu ḿinh không kham nổi nên bớt sự ngủ nghỉ. Ban đêm chỉ nghỉ ba canh, từ 11 giờ đến 4 giờ sáng thôi, đó là lời dặn ḍo của Cổ đức vậy. Cọn nơi tâm th́ phải có sự điều nhiếp theo ba cách dưới đây: 1. Không niệm tham dục. 2. Không niệm sân hận. Nếu thực hành hai cách này mà không đắc lợi trên đường chánh định, hành giả phải kiểm điểm lại nơi tâm có sanh tội lỗi chi không, hằng ngày phải nói lời dịu dàng, ḥoa nhă cho tâm lóng xuống, đối với người và vật, giữ tâm cho mát mẻ và luôn luôn nhẹ nhàng. 3. Ngoài giờ tĩnh toạ phải giữ câu niệm Phật không rời tâm. Tâm tương ứng với chánh định phát ra khinh an, trong thân sẽ thấy khoan khoái. Thân tâm hiệp nhứt, thân cảnh không hai, lúc bấy giờ hành giả ở trong định vắng lặng sẽ thấy thân tướng Phật, nghe Phật thuyết pháp và những cảnh giới nhiệm mầu không sao kể xiết… Đó chính là tướng niệm Phật thiện căn phát hiện do nơi công phu tọa thiền niệm Phật thành công vậy.

Hân Tịnh Tỷ kheo Thích Trí Tịnh biên soạn PL 2500 - DL 1956

Xem bài đăng trên Facebook · Chỉnh sửa thiết lập email · Trả lời email này để thêm bình luận.

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Tung vào khoảng không



Tung vào khoảng không


Vòng tay thoảng gió thân thương
Niềm vui ẩn thoáng, vô thường mong manh
Buồn vui xin hãy … để dành
Tung vào khoảng trống … vô danh không lời.

Phan văn

Đi rong


Đi rong

phanvans 21 April, 2008 08:20 Thơ &H.T. Đường dẫn cố định Trackbacks (0)
Đi rong


Mỗi sáng khi vừa tỉnh
Nhẹ nhàng mở mắt ra
Nhìn trông xem vào những
Nắng sớm có về qua

Lắm khi tia nắng ấm
Sáng rỡ óng mượt mà
Huyền ảo lung linh tuyệt
Ngây ngất ánh màu hoa.

Đôi khi tia nắng ấy
Dịu quá đã không qua
Lãng đãng trời vào lạnh
Mây xám vương là đà

Và rồi trời lặng trong
Mây xám đã đi rong
Ánh rực vầng dương sáng
Trống chi như cõi lòng.


Phan Văn

Đi giữa biển trời


Đi giữa biển trời


Gầm thét ,vỗ về, rộn ràng ,say đắm!
Sóng nhấp nhô lay động biển tình em
Theo dải cát dài thoai thoải chiều êm
Chân nhẹ bước bâng khuâng em cùng sóng
 
Giữa biển trời mênh mông âm triều vọng
Sóng vỗ bờ bọt trắng cánh lãng phiêu
Gót ngọc hải hồ thoả nhánh rong rêu
Chân nhẹ mát xạc xào lan hạnh phúc
 
Tiếng thánh thót dội reo lời vui chúc
Chiều lâng lâng mây buông nhánh lang thang
Biển bao la trời mênh mông gió ngàn
Vòng tay rộng thắm tình xanh xa mãi!
 
Bờ môi thắm gợn mi hoài thân ái
Người thương người sóng rộng mãi trùng khơi
Bóng mây huyền nhấp nhô bạc chân trời
Dòng tóc mộng lững lờ xanh thuyền mộng
 
Biển trời bao la gió ngàn say lồng lộng
Mãi vỗ về nguyên vọng tiếng ngân xưa
Anh và em vừa chợt nhớ gì chưa?
Màu thanh ngọc biển trời trong vằng vặc
 
Nắng gợn lung linh bờ mây trầm mặc
Bọt biển tan chiều rộng cõi mênh mang
Chiều trùng khơi chiều trong nắng thênh thang
Vòng tay rộng thắm tình xanh xa mãi

Hoa Cát Phan Văn

Cung trầm


Cung trầm

Mau sac 2

Cung trầm lặng giữa nhân gian
Bay đi ánh động hương ngàn rong rêu
Với tay núi mộng mây đèo
Chợt ngày tháng đọng vương theo lối về.

HC Phan Văn

Hừng đông trên biển Hòn Rơm




Hừng đông trên biển Hòn Rơm

 



Dậy sớm gió lùa lành lạnh sương
Vừng đông mờ rỡ ánh vàng hường
Mái đen in đậm trời huyền mượt
Trăng chếch bóng dài bờ cát vương

Lần ra bãi biển nhạc rì rầm
Vàng ửng hừng đông lam bích thâm
Sóng bạc nhấp nhô cuồn cuộn vỗ
Ngàn xưa hùng trỗi khúc triều cầm

Hai người lững thững bước bên nhau
Rảo cát khoan thai bóng vờn sau
Khăn tắm choàng vai hờ gió lạnh
Hàng dương vi vút cánh thông say

Sáng rỡ rạng đông óng ngọc cam
Hồng hường lan bích sắc thanh lam
Nhấp nhô sóng muốn lao xao mãi
Trời nước mênh mông lộng gió nồm

Hương lạnh sớm mai thở nhẹ người
Hít sâu chầm chậm mỉm cười tươi
Đi rông chút ấm rồi ra tắm
Lác đác người thêm bải cát vui

          Về sáng bình minh mát ánh hoàng
  Ngọc cầu vàng chói rạng không gian
Trời quang rực rỡ muôn phương tỏ
Vạn vật thiên nhiên hoà nắng vàng.

Hoa Cát Phan Văn
 

MÙA SIM CHÍN


MÙA SIM CHÍN

Nhớ chiều hôm ấy...nay còn ngà ngã
Màu tro bay khói xám ụ bên đàng
Sông La Huân chiều về ngoại băng ngang
Rừng sim chín mọng hương ngàn đồi nọ

Nắng ngả màu vàng hoe lay cọng cỏ
Gió chiều về ngất ngưởng núi hoang liêu
Chân lên năm sỏi cuội nhẹ mỏi xiêu
Mẹ bảo bên đồi xa kia xóm chợ

Về Đức Ký chờ đò trông vời vợi
Chiều nắng đồi hoa sim ngất ngây thơ
Hoàng hôn gió vờn muôn lá ngẩn ngơ
Quả sẩm đỏ trái căng tròn ướt mọng

Chiều lơ lững lên chừng lưng dốc sỏi
Nắng nhẹ vơi lá sim trở bên đồi
Mây ảo huyền trăng dịu vợi nhạt thôi
hoa tím hồng mùa quả tơ mịn sợi

Nhà ngoại chị, cánh đồi đồng bên cạnh
quanh co về đường sim dọc ven sông
Sim chín hương quê tỏa mênh mông
Lay nhẹ ánh trăng non vừa tỏa sáng

Sim chín xôn xao ngâm vò rượu ...cạn
Hồn lâng lâng dìu dịu những yêu thương
Nhớ đồi sim hằng dáng mẹ ..quê hương
Sẩm mọng ngọt mùa sim và nỗi nhớ .

HOA CÁT PHAN VĂN

Huế duyên dáng

Huế duyên dáng


Đến Huế vài lần những mến thương
Thuyền ai lơ lửng nằng sông Hương.
Ngát bờ Vĩ Dạ vườn cau thắm
Lộng gió Tràng Tiền cánh mộng vương.
An Cựu long lanh soi sắc phượng
Đông Ba nhộn nhịp rạng tinh sương.
Trăng mơ tha thướt yêu kiều quá!
Say đắm lòng ta dáng nguyệt hường.

Hoa Cát
 

Thung Dung

Thung Dung














Trăng say nằm ngủ gối cành tùng
Tỏa sáng tơ sương tự thủy chung
Gió ngự thong dong nơi nguyệt điện
Mây vờn phiêu lãng cõi không trung
Cảnh hoa mơ mộng bàng hoàng nhớ
Tiếng ngọc bâng khuâng thỉnh thoảng chùng
Bầu rượu huyễn vi chân nghĩa lý
Tiêu dao huyền diệu nhẹ ung dung .


Hoa Cát Phan Văn

Hội An tình Quảng

Hội An tình Quảng

dong que




Anh đưa em về thăm lại Quảng Nam
Đây Phố Hội trầm tư xuân đài mộng
Chùa Cầu mun nâu nét cong diễm lộng
Khỉ đá ngồi mỉm miệng đợi chào ai

Bên đường vui thong thả nhắm trà lài
Lan thắm sắc hồng thềm rêu hiên gạch
Đèn lồng nghiêng nghiêng hồn cổ phong hóa thạch
Như xuân về vàng nở cội hoàng mai

Hội An đêm duyên dáng nét thiên thai
Sông lộng gió dòng Hoài trôi lơ lững
Thuyền Cẩm Nam ngát hương cau nghiêng đứng
Gió Kim Bồng trăng vọng tiếng hò khoan

Đêm hoa đăng huyền ảo bến tình lang
Trăng sáng rỡ nghê thường vui câu hẹn
Bồng bềnh vầng mây bờ kim sáng lặng
Lối bạch mờ sương giăng ánh vườn trăng

Anh đưa em về thăm lại Quảng Nam
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say
Tình quê lòng chẳng đổi thay
Vui trăng phố Hội rạng ngày Quảng Nam

Ghé qua chùa Pháp Bảo dáng nghiêm trang
Màu cổ kính ánh vàng câu liễn đối
Nhộn nhịp Quảng Nam đang vào mùa hội
Cùng người người mừng đất nước vào xuân.


Hoa Cát Phan Văn

KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG -Gặp bạn

Gặp bạn
nb

Ba bốn mươi năm mới gặp nhau
Bắt tay hớn hở chớp nhìn mau!
Thân tình rộn rã vui mừng đón
Thương bạn hân hoan quí mến trao
Hoa trẻ bút nghiên hằng thắm nghĩa
Áo xanh bằng hữu chẳng phai màu
Xuân quê hương những về nhiều nữa
Hoài cảm bâng khuâng thỏa ước ao!

pv
 

Chiều nhẹ êm


Chiều nhẹ êm


Chiều buông chầm chậm nắng vương xa
Âm động rền vang vẫn mượt mà
Gió thoảng lâng lâng niềm thổn thức
Mơn man trỗi dậy cõi lòng hoa

Chiều rơi trì đọng giọt tơ hồn
Nhẹ nắng bên thềm trông rõ hơn
Thỏ thẻ thì thầm trầm tỉnh lặng
Tâm tình quá lúc những hoàng hôn

Dịu êm vọng khẽ nhỏ như là
Vi ngọc ánh hồng mát sắc hoa
Cùng nhỏ âm vang tan khoảng lặng
Còn ai ngơ ngác lững màu hoa

PHAN VĂN

Phố chiều


Phố chiều
Thường gặp em những chiều trên khu phố
Lững thững đường đời theo việc áo cơm
Ánh mắt chợt vui người mua vé số
Ngây thơ buồn bước lệch áo vai sờn

Theo dòng đời và trỗi cùng mưa gió
Bờ yêu thương tựa vịn nắng hiền hòa
Dường như em thiếu mẹ cha anh chị
Vầng trăng ngơ ngác đường mộng tuổi hoa

vòng tay đời trọn dành yêu thương đủ?
Năm tháng buồn rèn luyện vững niềm tin?
Đôi cánh thưa nhỏ nhắn xây ước vọng
Mơ mộng đi em rồi sẽ đời xinh!

Bước chân nhỏ yếu dìu lên từ mộng
Âm reo anh vũ rộn phố chiều râm
Vòng tay đời dưỡng nuôi em sao trọn
Lúc buồn vui như đàn lắng chùng âm !

Chiều nay gặp em bao đều mới lạ
Cặp đeo vai rạng rỡ áo quần vui
Lòng rộn mừng hết trắc ẩn ngậm ngùi
Lâng lâng nắng xôn xao hương đoàn tụ
PHAN VĂN
 

Về Mỹ Thuận

Về  Mỹ Thuận


Thân rồng nhiều nhịp bắt ngang qua
Mỹ Thuận ban trưa lặng tiếng phà
Ngan ngát cột cao xe chuyển nhẹ
Thênh thang đường rộng gió về xa
Dây treo hoành tráng mây vờn bến
Sông nắng lung linh thuyền ánh hoa

Cầu mới xây xong thêm phấn khởi 
Cảnh xưa ngày đẹp nước non nhà

Hoa Cát Phan Văn

Xuân Sơn Cước

Xuân Sơn Cước
Mây về đầu núi suối mai thôn
Nắng ửng cây ngàn mỡn lá non
Mạ lúa nhịp nhàng vương ráng khói
Giọt sương lóng lánh thắm chồi son
Rộn ràng xanh trúc cành tha thước
Yểu điệu vàng mai nụ véo von
Vang khúc mừng xuân chim lảnh lót
Bình minh hừng trỗi trống cồng dồn


HOA CÁT PHAN VĂN

KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG -Thì thầm gợi nhớ


Thì thầm gợi nhớ


(Thân tặng các bạn KTĐN )

Nhớ xưa ...
Hai tiết sau được nghỉ !
Quá vui!
Theo banh quần đuổi trưa rồi... nắng lên




Sân Kỹ Thuật cỏ xanh mượt rộng mông mênh
Chạy giẫm chân
 nằm khềnh... lên thảm cỏ
Bạn húc đau điếng !
Mắt tôi tóe màu ửng đỏ
Trời thanh xanh
biển rộng
lòng trẻ tuổi hoa
Reo vi vu ai cù rặng thông già
Lá cười toe toét cành đà phe phẩy
Chạy thở hồng hộc
 Vừa giành banh vừa xô đẩy
Nhễ nhại mồ hôi lừa banh dưới nắng trưa
Mặn say hương biển tranh đá chi vừa
thoáng mát gió khơi
 thôi vờn
 chưa đã..
Đói mệt nhừ ,vui cười mỉm là...




Thầm hẹn nhau nhé!
có thể ngày mai...
Dòng đời trôi mấy mươi vàng mai
Xanh chưa phai vẫn thì thầm gợi nhớ

Hoa Cát Phan Văn

Vườn Xuân


Vườn Xuân
Bên thềm vườn nắng điểm trang
Rạng cành thược dược bông đang bung đầy
Mai vàng hương ngát nụ say
Búp xòe mụp mỉm hây hây ánh vàng

Quít hồng quả trĩu mùa sang
Hoàng mai ,hoàng cúc cánh vàng chào xuân
Mai chiếu thủy dáng thung dung
Tán xây rộng điểm trắng cùng hoa xinh

Tường Vi rộn rã ấm tình
Đầu thềm hồng ánh mông mênh da trời
Trúc vờn dáng mộng lả lơi
Xanh nghiêng trỗi nhạc lá vời nhẹ rung

Dậu rào trưa nắng trập trùng
Đỏ giàn hoa giấy trắng bừng bướm vui
Mơn man hương gió mỉm cười
Lung linh lay động ngát tươi cụm lài

Hương nồng ngây ngất thiên thai
Lững lơ bóng rộn râm đài ngàn hoa
Nôn nao vui nhộn quê nhà
Cành lan thiết mộc đậm đà vườn xuân

HOA CÁT PHAN VĂN
 

Phố cổ đêm trăng


Phố cổ đêm trăng
Hội rằm phố cổ đèn lồng
cảnh trăng ngọc bạch bồng bềnh lung linh
Thuyền hoa rực bến sông tình
Xiêm y nhộn nhịp xuân trình ngàn phương

Vầng mây viền bạc kim cương
Vườn trăng sáng rỡ nghê thường ngẫn ngơ
Lối xưa huyền ảo sương mờ
Đường trăng rực rỡ nét thơ chùa Cầu

Mun cong yểu điệu sắc nâu
Diễm hoang duyên dáng bên lầu đài trang
Bồng bềnh mây lững trăng ngàn
Giọt sương nguyệt ánh trỗi đang vào mùa

HOA CÁT PHAN VĂN
 

Nắng Xuân



Nắng  Xuân

Réo rắc cung thương ngân gió nhạn
Du dương trầm bổng trỗi mười phương
Muôn chim lảnh  lót vườn đầy quả
Trời thắm xuân về nắng bên vườn

                                                         Hoa Cát Phan Văn

Mưa qua


Mưa qua

Bụi mưa buông xả tóc thề
Nhà xưa cô lạnh bốn bề vắng hiu
Chiều mờ mây nhạt sương lều
Vầng trăng lộ rõ ra điều diệu hay
Hương trời nhẹ gió thoảng bay
Ngẩn ngơ trực nhận ẩn hay ý gì
Bờ hoa hàm tiếu mỉm chi
Hồn nhiên vui trẻ trỗi chi cõi lòng .
HOA CÁT PHAN VĂN

Bên rèm trăng xưa

Bên rèm trăng xưa  

Khẽ lòng vang vọng tìm xem
Ngu ngơ một cõi bên rèm trăng xưa
Bóng hoa lặng lẽ đong đưa
Lặng sâu thăm thẳm trăng vừa ra đi

Gọi rằng nhớ gọi là nghi
Tựa lầu nguyệt bạch thầm thì cùng ai
Ngày nay và những ngày mai
Trăng về lấp lửng chờ ai trăng chờ

Lời ca kinh kệ tiếng hờ
Nguòn trong tỉnh giấc ,thoáng bờ hư vô
Hợp ca tiếng vọng kiếp nào
Bâng khuâng du tử lảng vào xa xăm

Muôn trùng ngàn sóng thanh âm
Hò...ơ gió nhẹ không cầm dấu chim .

HOA CÁT PHAN VĂN

Gặp lại Ta

Gặp lại Ta

Ngờ ngượng ngại ngùng gặp lại ta

Lãng phiêu xa quá chẳng nhìn ra
Vui đời an lạc thêm mơ mộng
Mến cảnh thung dung gợi ngọc ngà
Rơi lệ mỉm môi say mến nghĩa
Phân vân nheo mắt nhạt nhòa hoa
Chuyện xưa trôi lững tinh thần vẫn
Thơ trẻ hồn nhiên như những là

HOA CÁT PHAN VĂN
 

Xuân nhớ


Xuân nhớ
Mau sac 2

Xanh mát tiết xuân nhớ lối mòn
Quê xa theo lạnh gởi bờ hôn
Dịu dàng gió mới lay cành biếc
Lất phất mưa phùn đượm lộc son
Lan dậu tre lồng xanh nắng thắm
Mai vườn hoa rạng vàng trăng non
Nhà ai trống vắng vườn hiu quạnh
Thềm ngỏ chưa về trúc véo von

HC PHAN VĂN

Theo lạnh gởi mây


Theo lạnh gởi mây


Theo lạnh gởi mây ghé bến Hàn
Thoáng về kỷ niệm rộn mênh mang
Hương quê ngây ngất đồi sim tím
Trưa hạ lững lơ sợi nắng vàng
Lóng lánh sông Hoài thuyền nguyệt lững...
Trầm tư phố Hội dấu rêu lan...
Xuân xa quay quắt mùa đang đến
Khe khẽ bờ hôn đón nhớ sang
Hoa Cát Phan Văn

Ngày trôi qua


Ngày trôi qua

Ngày trôi qua ươm đầy vườn hoa mộng
Dòng ngất ngây nao nức nhịp hương đời
Ta chúc nhau say cuồng niềm an lạc
Men lâng lâng quay quắt lục bình trôi

Ngày đã qua có bao giờ trở lại
Dấu chân xưa lướt vui bên cuộc đời
Tiếng sỏi chiều vẳng theo về muôn lối
Dòng suối lành trong vắt lạnh nguồn khơi

Ngày đã qua có bao giờ trở lại
Lời chúc nhau nồng ấm buổi đông chờ
Đừng hẹn nhau xin tình cờ ai nhé
Xác xơ hồn lòng âm vọng trơ vơ

Nắng có về hương đầy xanh màu lá
Rừng trưa thơ thẩn vương chút vàng thu
Thời gian nhé có khi nào trở lại
Chiều hoa gió nhẹ thoảng vi vu

HCPV

Luyến tiếc


Luyến tiếc


Rong chơi
tao nhã nét trang đài

Đà Lạt cảnh thơ thắm sắc tài
Thổn thức
rộn lòng chiều phố núi
Ước mơ
gởi nắng gió thiên thai
Hương trời em đến quỳnh hoa đến
Ngày hội tình vui tuyết mộng vui
Tóc rối vương chân còn luyến tiếc!
Muốn đi
chưa được ...
hẹn chờ mai .

Hoa Cát

Đồi Trăng


Đồi Trăng
Mau sac 2
Đồi sim hương ngát trăng vơi
Sương hôn lá ngọc sao trời rạng soi
Ướt theo sỏi cuội lạnh mùa
Hồn nhiên thơ trẻ vui đùa về qua
Hoàng hôn ngà ngã rừng  hoa
Vầng trăng hội ngộ áo tà vờn bay
Ngại ngần yểu điệu bóng mây
Gió về cư ngụ má say hương nồng
dòng sông lóng lánh trăng đông
Ngập ngừng nhịp bước gợn trông phong trần .

HC PHAN VĂN